[Tây Ninh] Tháp Chót Mạt – dấu tích cuối cùng của nền văn hóa Óc Eo


Là một công trình kiến trúc của nền văn minh Óc Eo cổ giai đoạn hậu Phù Nam -là vương quốc từng thống trị vùng đồng bằng sông Mekong vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Tháp Chót Mạt là một trong ba tháp cổ cuối cùng còn lại tại vùng Nam Bộ.

Nằm tại xã Tân Phong – huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh, tháp Chót Mạt được phát hiện vào đầu thế kỷ 20. Ngôi tháp hiện lên như một người đẹp đang ẩn mình dưới lớp vỏ của dòng thời gian. Năm 1993 di tích tháp cổ Chót Mạt đã được Bộ VHTT-DL công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.
Theo như nhiều nguồn tài liệu khảo cổ, thì tháp Chót Mạt là một công trình kiến trúc thuộc nền văn minh văn hóa Óc Eo, và đây là một trong ba tháp cổ cuối cùng còn lại tại vùng Nam Bộ với vẻ đẹp thần bí của một nền văn minh từng phát triển rực rỡ trong quá khứ nơi đây chính là một điểm đến không được bỏ qua của nhiều du khách khi đến với du lịch Tây Ninh.

Tháp Chót Mạt được cho xây dựng vào thời kỳ hậu Óc Eo thế kỷ 8 sau công nguyên, bằng hai loại vật liệu chính là: gạch khổ lớn cao chừng 7 x 18 x 25cm và đá phiến. Hình dáng của tháp trông gần giống như nhiều khu tháp của người Chăm tại các tỉnh miền Trung. Chân tháp rộng, các bức tường thẳng và dày, đỉnh tháp nhọn, các viên gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không bất cứ khe hở. Đây là nơi thờ 2 vị thần Linga và Yoni trong tín ngưỡng thờ thần của nền văn hóa Óc Eo xưa. Bình diện của tháp có hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, tháp cao trên 10m, các mặt vách, tháp quay ra đúng ba hướng Đông – Tây – Nam, Bắc. Mặt chính của tháp là hướng Đông, trước mặt có một bàu nước “hình vuông” cửa tháp đã sụp đổ. Chính vì bị sụp đổ nên đã mất phần chiều cao của tháp. Những bức phù điêu đã bị thời gian, khí hậu tàn phá nặng nề và không thể khôi phục lại được như nguyên trạng nhưng vẫn làm toát lên được sự cầu kỳ trong sáng tạo nền văn hóa Óc Eo xưa. 

Ngày nay, yếu tố sắc tộc và ngôn ngữ của cư dân Phù Nam xưa hiện vẫn đang là một ẩn số. Trong thời kỳ hưng thịnh của mình, đế chế này đã kiểm soát một vùng đất rộng lớn trải dài từ phía Nam Trung Bộ (Việt Nam) cho đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan) và phía Bắc của bán đảo Mã Lai. Trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1938, 2003 và gần đây nhất là vào năm 2013. Mặc dù trải qua các đợt trùng tu tôn tạo, nhưng khu di tích tháp cổ Chót Mạt đã mang cho mình một diện mạo mới nhưng vẫn giữ nguyên được tinh thần kiến trúc cổ. 

 

(Nguồn: Khám Phá Di Sản)

Tin liên quan

WordPress Video Lightbox Plugin