Tây Ninh góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ


UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

 

 

Truyền dạy nhạc cụ dân tộc cũng là một cách để thế hệ trẻ dần tiếp cận với đờn ca tài tử.

 

 

Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.

 

 

Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2022-2025 sẽ tổ chức khoảng 18 lớp truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh; tổ chức ít nhất 29 hội thi, liên hoan đờn ca tài tử các cấp (cấp tỉnh ít nhất 2 năm/lần, cấp huyện ít nhất 1 năm/lần); tổ chức 4 cuộc triển lãm lưu động và sinh hoạt đờn ca tài tử tại các điểm tham quan di tích, du lịch; tiếp tục thực hiện các thủ tục, hồ sơ đề nghị xét phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành và có nhiều đóng góp xuất sắc trong hoạt động nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Tây Ninh. Cùng với đó, tỉnh sẽ đăng cai tổ chức Liên hoan đờn ca tài tử quốc gia lần thứ IV- năm 2025.

 

 

Trong giai đoạn 2026-2030, tỉnh tiếp tục duy trì tổ chức hội thi, liên hoan đờn ca tài tử các cấp; tạo điều kiện cho các cá nhân, câu lạc bộ tham gia; tổ chức các hoạt động đờn ca tài tử tại các điểm tham quan di tích, du lịch, triển lãm để phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương. Phấn đấu 100% “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” tổ chức truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử trong cộng đồng.

 

 

Phấn đấu 100% các tài tử ca, tài tử đờn đủ tiêu chí công nhận “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”; thực hiện tốt các chính sách, chế độ tôn vinh và đãi ngộ cho “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” và những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tại các địa phương.

 

 

Định kỳ tổ chức Liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ các cấp (2 năm/lần đối với cấp tỉnh, 1 năm/lần đối với cấp huyện); lồng ghép nghệ thuật ờn ca tài tử Nam bộ vào các chương trình văn hoá văn nghệ nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, nhóm, câu lạc bộ trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều cơ hội giao lưu, trình diễn…

 

 

Tổng kinh phí giai đoạn 2022-2025 hơn 11 tỷ đồng.

 

 

Tất cả các hoạt động nhằm hướng đến việc bảo tồn và phát huy bền vững nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, góp phần giữ vững danh hiệu “Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”.

 

 

 

 

 

Nguồn: baotayninh.vn

Tin liên quan

WordPress Video Lightbox Plugin