Tây Ninh áp dụng khoa học công nghệ vào đời sống


     Tây Ninh nói chung và Trảng Bàng nói riêng từ lâu đã được biết đến với nhiều đặc sản nổi tiếng, nhưng hơn hết vẫn là món Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã vinh dự được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” cấp Quốc gia năm 2015. Hiện nay, ở Trảng Bàng có rất nhiều hộ gia đình tham gia nghề này. Hầu hết các gia đình vẫn giữ được bí quyết riêng và đặc biệt là các công đoạn làm bánh hoàn toàn bằng thủ công. Riêng công đoạn nướng bánh thì đòi hỏi người nướng phải là thợ lành nghề, nướng thật nhanh chiếc bánh trên than hồng mà không làm khét chiếc bánh mỏng, đó thực sự là một nghệ thuật.

 

     Hiểu được nỗi khó khăn đó, chị Lê Thị Thanh Thuý đã tìm học hỏi và cho ra đời chiếc máy nướng bánh tráng.

 

     Cơ sở nướng bánh của chị Thanh Thuý đã tồn tại hơn 15 năm. Mỗi tuần, cơ sở sản xuất được hơn 20.000 cái bánh và giải quyết việc làm cho 10 lao động tại địa phương. Sau khi tráng bánh mỏng, bánh được nướng bằng tay hoặc bằng máy ở 2000C. Sau khi nướng, bánh được đem đi phơi sương đêm trong 5 đến 6 giờ. Thành phẩm trước khi đóng gói được cắt thành tròn hay vuông, tuỳ theo đơn đặt hàng của khách. Theo chị Lê Thị Thanh Thuý: “Phải chọn gạo cho đúng chuẩn, nếu chọn gạo không đúng chất lượng, khi nướng bánh ra sẽ có màu vàng, không được thơm và đẹp mắt. Công thức bao nhiêu gạo, bao nhiêu bột, bao nhiêu nước đã có chuẩn rồi, nhà máy khi làm bánh thì phải đem phơi khô liền. Bánh sau khi nướng phải đem phơi sương, không dùng nước, vì sẽ làm bánh rã ra.”

     Chị chia sẽ thêm “ Bây giờ nướng máy sẽ nhanh hơn gấp 3 lần nướng tay. Nếu ai có nhu cầu đến học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu về máy nướng bánh này thì tôi vẫn sẳn sàng chia sẽ”.

 

(Nguồn: TTTTXTDL)

Tin liên quan

WordPress Video Lightbox Plugin